Phong tục của người Việt trong đám ma

Phong tục của người Việt trong đám ma

Phong tục của người Việt trong đám ma. Từ xa xưa trong tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam đã đúc kết được những kinh nghiệm mà chẳng có sách báo nào bảo hay người nào dậy vì nó đã thành lệ cứ theo nhau mà kiêng kỵ.

 

  • Kiêng với người chết ngoài đường,ngoài chợ 

Với những người chết ở ngoài đường, người ta tối kỵ đưa xác người chết về nhà vì nó sẽ mang theo âm khí về nhà, không có lợi cho  những người trong nhà.và không có lợi cho việc làm ăn sinh sống.

Trường hợp này, người thân phải tổ chức tang lễ tại nơi có người chết hoặc phải dựng lán ngoài đồng,hay ngoài nghĩa trang để thực hiện tang lễ. Người chết đột tử ở ngoài đường do tai nạn tàu xe, sông nước… cũng được coi là xấu số và người nhà phải cúng lễ ở nơi mà người này thiệt mạng.

  • Kiêng nhập quan vào giờ xấu,ngày xấu

Khi có người chết thì trước hết người ta phải chọn giờ,chọn ngày,xem tuổi khi làm lễ nhập quan,và chọn ngày lành tháng tốt để an táng,tuyệt đối kiêng chánh nhập quan vào giờ xấu,ngày xấu.Những người có tuổi mà hợp với tuổi của người chết thì lúc nhập quan và lúc hạ huyệt không không nên đến gần. Mục đích kiêng kỵ trên nhằm tránh những chuyện chẳng lành đối với người còn sống.

  • Kiêng để chó,mèo nhảy qua xác của người chết

Khi thi thể của người đã chết chưa được nhập quan thì người thân và con cháu của người quá cố phải bảo nhau túc trực ngày đêm trông không đẻ cho chó mèo nhảy qua xác của người đã chết nhằm tránh hiện tượng quỷ nhập tràng,như người chết bỗng dưng  bật dậy.

    • Với trường hợp con chết trước cha mẹ

    Trong trường hợp con chết trước cha mẹ, ở một số địa phương thường không để cha mẹ đưa tang con vì người ta cho rằng con chết trước cha mẹ là nghịch cảnh, gây cho cha mẹ nhiều nỗi tiếc thương.

    Vì trên đường đi đưa tang có thể khiến cha mẹ  quá đau buồn mà ảnh hưởng đến tính mạng. Tục kiêng kỵ này nhằm làm vơi nỗi đau buồn và tránh nạn trùng tang.

  • Không dùng vật dụng của người còn sống cho người đã chết.

Khi chôn cất người chết, người ta không dùng quần áo, đồ dùng của người đang sống cho người đã chết vì họ cho rằng những đồ vật đó đã mang hơi của người sống.Nếu để người chết mang đi tức là đã chôn một phần của người sống,khiến cuộc sống của người còn sống bất an,không chọn vẹn.

  • Kiêng để nước mắt nhỏ vào thi thể người chết

Khi khâm niệm người thân không được để nước mắt nhỏ vào thi thể người chết để tránh những chuyện chẳng lành sau này như làm ăn khó khăn,công việc không được thuận lợi.

 

Hi vọng bài viết trên giúp được cho bạn đọc hiểu được phần nào về những phong tục,tập quán của người Việt trong quá trình chọn giờ,xem ngày,xem tuổi khi làm lễ nhập quan,khâm niệm  chọn đất để đặt huyệt mộ và văn khấn tạ mộ mới xây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *