Bốc bát hương vào lúc nào là tốt
Bốc bát hương vào lúc nào là tốt đang là câu hỏi chung của nhiều khách hàng khi đến với chúng tôi trong suốt những năm tháng kinh doanh buôn bán đồ thờ cúng bằng đá liên quan đến việc bốc bát hương, bát nhang thờ như là : Bốc bát hương vào ngày nào? bốc bát hương vào tháng nào trong năm, bốc bát hương về nhà mới, thay bát hương mới vào ngày nào trong năm ? bốc bát hương ngoài khu lăng mộ? bốc bát hương bàn thờ thiên như thế nào? có nên thờ 4 bát hương? có nên thờ 2 bát hương?….
>>> Xem ngay mẫu bát hương đá đẹp nhất hiện nay
Rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề thay bát hương hay bốc bát hương vào lúc nào là tốt, trong chủ đề bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tiến hành tư vấn về quy trình bốc bát hương, bát nhang nói chung và trả lời những câu hỏi thường gặp khi bốc bát hương, cho quý khách hàng.
Bốc bát hương vào ngày nào
Trước khi bốc bát hương mỗi gia đình điều đầu tiên nên làm là chọn người bốc bát hương: Nhiều người thường nghĩ việc thực hiện phải do người cao minh, thường là các thầy hoặc pháp sư. Trên thực tế, ai cũng có thể bốc được bát hương, song đích thân gia chủ bốc là tốt nhất.
Trong gia đình có thể nói việc Bốc Bát Hương là việc quan trọng, vì vậy sẽ được gia chủ hoặc người đại diện có vai vế cao trong gia đình. Thông thường việc Bốc Bát hương sẽ là do Ông Nội, Ngoại nếu còn tại dương và sẽ giảm dần đến bậc kế vị. Về các cặp vợi chồng ra ở riêng thì sẽ nhờ ba mẹ hai bên tiến hành làm lễ vì theo quan niệm tâm linh cũng như xã hội tại Việt Nam, đôi vợ chồng trẻ chưa hiểu được hết sự đời nên việc làm quan trong như cúng mâm cỗ cất nóc xây nhà động thổ sẽ do các bậc trưởng bối đứng ra làm hộ. Có như vậy cuộc sống gia đình mới trở nên êm thấm bình ổn như tính cách thâm trầm nhẫn nại của những người đã trải qua bể dâu của cuộc đời chứ không bốc đồng như tuổi trẻ.
Việc bốc bát hương vào tháng nào trong năm hay bốc bát hương vào ngày nào thì phải xem ngày bốc bát hương tránh ngày xung với tuổi của gia chủ: Ngày xung là một yếu tố vô cùng quan trọng với tất cả các công việc. Bởi vậy nếu quý bạn muốn tiến hành việc này, nên chọn những ngày tốt, hợp với tuổi của mình. Tránh chọn những ngày xung với tuổi, khiến cho công việc sẽ gặp phải những khó khăn, trắc trở, không chỉ ở trước mắt, mà còn ảnh hưởng đến cả về sau. Lưu ý: Để chọn ngày tốt hợp tuổi, đồng thời khám phá chi ti tiết các việc nên làm trong ngày hôm đó
Năm nay các bạn bốc bát hương thì nên xem ngày tốt bốc bát hương năm 2018 nhằm các ngày Hoàng Đạo, giờ Hoàng Đạo: Trong ngày Hoàng Đạo, khởi tạo mọi công việc đều thuận lợi. Đặc biệt, nếu các bạn có thể tiến hành bốc bát nhang trong giờ Hoàng Đạo sẽ giúp công việc càng thêm viên mãn. Nếu như các bạn không thể thực hiện vào ngày Hoàng Đạo, thì các bạn chỉ cần bắt đầu công việc trong giờ Hoàng Đạo, như vậy thì mọi việc cũng thêm phần suôn sẻ, trôi chảy, thuận lợi cho cả những công việc về sau này của gia đình.
Bốc bát hương về nhà mới
Trong gia đình tùy theo trách nhiệm là con trưởng, con thứ v.v… mà thờ phụng. Thông thường bốc bát hương có 3 cấp bậc:
Thờ Phật: thờ sự giải thoát, cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình
Thờ Thần: thờ thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai quản đất giúp gia đình ăn ở yên ổn.
Thờ gia tiên: Gia tiên họ nội nói chung. Nếu thờ nhà ngoại thì phải lập bát hương và ban thờ khác (trường hợp nhà ngoại không có người thừa tự.
Mọi bát hương thờ cúng đều phải linh. Người bốc bát hương quyết định tính linh này. Người bốc bát hương phải có tâm thiện thì bát hương mới linh. Bốc bát hương mà tâm không thiện thì thường bát hương không linh.
Thế nào là một bát hương đã linh?
– Một bát hương linh thì khi thắp hương, người được thờ sẽ về.
– Bát hương không linh là bát hương không được người thờ chấp nhận, nên khi thắp hương thì không về.
Trước khi bốc bát hương phải sắp xếp vị trí bàn thờ theo đúng hướng phù hợp với tuổi gia chủ. Trước ngày chuyển nhà, lau chùi bàn thờ sạch sẽ bằng rượu và gừng, đến khi tiến hành lễ nhập trạch thì gia chủ sẽ mang bát hương đặt ngay ngắn trên bàn thờ.
Bên cạnh đó, tùy theo từng vùng miền mà cách đặt bát hương khi chuyển nhà , chuyển văn phòng cũng khác nhau. Nhiều nhà lập 3 Ban thờ nhưng đa phần chỉ có một ban thờ. Một ban thờ vẫn có tác dụng như vừa thờ gia tiên và thổ công, điều cốt yêu là định vị tâm thức vào ban thờ, đặc biệt khi cúng khấn. Nếu Tâm thành tuy một ban thờ nhưng thỉnh cầu vẫn tới cả Tổ tiên và Trời – Phật – Thánh – Thần; vẫn có tác dụng phù hộ độ trì, che chở bảo vệ cho gia chủ. Còn có lập nhiều ban thờ, thờ nhiều bát nhang mà phép tập hợp không đúng quy tắc thì vô tình gia chủ đã tạo ra sự tán phát, gây loạn năng lượng và khi đó không tác dụng phát huy sức mạnh Tâm linh khi cầu cúng.
Các bước bốc bát hương về nhà mới
Theo Đại đức Thích Tâm Kiên, Trụ trì chùa Một Cột (Ba Đình, Hà Nội), đối với người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng thì bát hương (hay bát nhang) là một vật linh thiêng dùng để thờ cúng trong mỗi gia đình. Đó là nơi con cháu hướng lòng tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, các vị thần linh cai quản ở mảnh đất của gia đình… nhằm cầu mong sự an lành, bình yên.
1. Trong bát hương có những gì?
Trong bát hương thường đặt một bộ Dị hiệu gồm có tờ hiệu và bộ thất bảo.
- Tờ hiệu viết tên Gia chủ và tên người được thờ : Tờ này thường in giấy vàng, chữ đỏ, có bán kèm theo bát hương. Tên người được thờ được viết dọc vào ô trống ở giữa (xem hình). Có thể viết chữ Việt, chữ Anh, chữ Hán hoặc ngôn ngữ nào cũng được.
- Bộ Thất bảo là 7 thứ quý mà người xưa coi trọng : vàng, bạc, mã não, san hô, hổ phách, xà cừ, trân châu (dùng để trang điểm hoặc khảm vào đồ dùng trong nhà). Ngày nay Thất bảo thường làm đồ giả bán kèm theo bát hương, không có giá trị. Có khi chỉ là một bao giấy, bên trong có một số mảnh giấy kim tuyến có màu khác nhau, cũng chỉ là đồ giả mang tính tượng trưng. Thất Bảo làm đồ giả là không tốt. Có thể thay bằng một chút vàng lá hoặc một chút bạc thật. Người không có điều kiện thì có thể đặt Thất bảo là một đồng tiền giấy 500đ hoặc 1- 10.000đ là được rồi. Tất cả được gói trong một tờ giấy trang kim để bảo vệ rồi đặt dưới đáy bát hương.
2. Ai là người bốc bát hương
Như đã nói ở trên ngoài những người có công quyền năng bốc bát hương ra thì người trong gia đình cũng có thể tự bốc bát hương được nhưng điều cần chú ý là người bốc phải có tâm thành và thánh thiện. Không có tâm thành và thánh thiện thì bát hương không được người âm chấp nhận nên không linh. Người có khả năng thì bốc xong bát hương là đã có tính linh ngay rồi. Nhà chùa bốc bát hương xong thì thường cũng linh ngay, nhưng Dị hiệu phải viết đúng. Gia chủ bốc bát hương thì không biết bát hương đã linh hay không. Nhưng nếu thành tâm thờ cúng thì rồi lâu cũng sẽ linh, có khi phải sau một vài năm thờ cúng. Bát hương làm bằng vật liệu đồng, gốm, sứ, đá, xi măng cát v.v… đều được. Lưu ý hiện nay trên thị trường có bán một số bát hương có hình vẽ trên thành sai, nên kiểm tra và chọn bát hương có hình vẽ đúng như dưới đây.
3. Tiến hành bốc bát hương khi về nhà mới không phạm đại kỵ
Quá trình bốc: Khi bốc bát hương thì bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào. Để cho yên tâm, nhà chùa thường khuyên đếm theo số sinh như “sinh, lão, bệnh, tử”.
Lần lượt đếm và bốc tro đến khi gần đầy miệng bát. Thông thường, khi đến nắm cuối cùng sẽ dừng lại ở số “sinh”. khi bốc, nên bốc từng nắm cho vào đầy và lắc chứ không nên ấn hoặc nèn chặt.
Trước khi bốc bát hương nào thì cũng phải khấn nhỏ là “Con … (họ tên)… xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên…)”.
Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Thông thường, các gia đình thường bốc ba bát hương, thờ quan thần linh, gia tiên, bà cô hoặc ông mãnh. Còn đối với các cửa hàng, công ty thì bốc bát hương thần tài và bàn thờ thiên
Trong quá trình bốc, nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài, đến khi đưa lên ban thờ phải bỏ ra.
Sau cùng là đọc Kinh hay Chú Mật Tông để an vị bát nhang. Khi làm lần đầu, người bốc bát hương cắm cây chữ Thọ bằng đồng để thắp hương vòng; cắm 9 hay 3 cây nhang tùy bát của Phật hay các tầng khác.
Lúc an vị cần đặt bát hương ngay ngắn sao cho mặt nguyệt (lưỡng nghi) nằm trên trục vuông góc với bàn thờ và theo hướng bàn thờ và bát nhang chính ở vị trí giữa (so với 2 cạnh bên bàn thờ).
Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải. Khi đã bốc xong, gia chủ phải đặt bát hương nơi bàn thờ sạch sẽ, không nên để uế tạp.
4. Đặt bát hương lên bàn thờ
Bát hương bốc xong đặt lên bàn thờ thì thắp hương ngay. Nên thắp hương khoảng 1 tuần đầu. Cứ sáng dậy thắp một nén hương, đốt một ngọn nến nhỏ (hoặc đèn dầu), rót một chén nước sạch rồi cầu người được thờ về phù hộ cho. Tối lại thắp hương trước khi đi ngủ. Đồ lễ có hay không, nhiều hay ít không quan trọng. Vấn đề là phải có tâm thành. Không cần thắp hương liên tục suốt ngày đêm. Nếu để hương vòng liên tục thì mỗi sáng và tối vẫn phải thay nước, thắp 1 nén hương và lễ cầu một lần. Nếu là bàn thờ mới đặt lần đầu thì cần thắp hương khoảng 21 ngày đầu như trên. Nếu bát hương bốc ở nhà thầy, hoặc ở chùa thì cần trịnh trọng rước bát hương về, không được xô bồ cẩu thả trong việc vận chuyển bát hương. Cần chọn ngày đặt bàn thờ, nhưng không cần chọn ngày bốc và đặt bát hương.
Bát hương trên bàn thờ quan trọng là cao thấp, không trọng to nhỏ sang hèn. Bát hương thờ Phật, Thần linh, Thổ công phải cao nhất, rồi đến Gia tiên đại nội, rồi đến bà cô ông mãnh. Số lượng nhiều ít đều được. Vấn đề là làm sao để không quá phức tạp mỗi khi thắp hương. Không nên tách ra quá nhiều bát hương sẽ vất vả mối khi thắp hương. Ví dụ bà cô tổ 4 đời (là ở đời kỵ nội mình) cùng với đại nội vào một bát hương (cả cha mẹ mình). Tất cả bà cô ông mãnh vào một bát hương. Không nên tách ra từng người. Nhưng nếu thích thờ riêng ai thì cần có bát hương cho người đó.
Đối với mỗi gia đình khi chuyển về nhà mới thì cần nên biết đến tục lệ bốc bát hương khi về nhà mới như thế nào ? để có những sự chuẩn bị tốt nhất cũng như thể hiện được những tập tục của người Việt Nam trong đời sống hằng ngày.
Thay bát hương mới vào ngày nào trong năm
Cũng giống như bốc bát hương về nhà mới việc thay bát hương mới cũng nên chọn ngày để làm và cách thức bốc, thay bát hương mới cũng làm giống như việc bốc bát hương mới chỉ có khác biệt gì so với thay bốc bát hương vào nhà mới ? Đó chính là nằm ở chỗ phát sinh ra bát hương cũ chúng ta cần phải sử lý cho thật đúng, tránh mạo phạm đến tiên tổ và phúc đức để lại của tổ tiên cho con cháu.
Sau khi cúng để xin thay bát hương xong thì gia chủ bắt đầu tiến hành rút chân nhang và lấy bát hương cũ xuống, lấy cốt bát hương ra và phân loại sạch sẽ su đó mang đi vứt. Đối với bát hương cũ thì như trước đây, người ta vẫn đồn nhau rằng nên bỏ bát hương xuống sông, bỏ bát hương dưới gốc cây hoặc bỏ bát hương trên chùa….. Tất cả những cách này đều không mang đến sự tôn trọng thực sự cho chiếc bát hương cũ vì vậy cách tốt nhất theo các sư thầy đó chính là khi không sử dụng nữa thì tốt nhất bạn nên đập nhỏ ra và cho mang đi chôn cất, đây là cách làm tối ưu nhất và đảm bảo được vệ sinh.
Mỗi khi sắp xếp lại ban thờ (thường vào 23 và 30 tháng Chạp) phải khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,…
Còn bát nhang, bài vị đã định vị thì mà không bốc lại thì không được xê dịch. Khi vệ sinh bát nhang, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu cho pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.
Bốc bát hương bàn thờ thiên như thế nào
Bàn thờ thiên địa hay bàn thờ ông thiên là nơi kết nối tâm linh giữa con người với Trời
Khi sự sống được hình thành,con người tiến hóa chia đều ra các châu lục nói chung và Việt Nam nói riêng.Trên khắp dải đất hình chữ S người Việt chúng ta vốn có sẵn tín ngưỡng cho nên trong mỗi gia tộc đều có từ đường để mỗi năm con cháu tụ tập lại để cúng ông bà còn thôn làng thì có đình chùa hay đình thờ thần hoàng. Có những người sống lẻ loi ở vùng đất mới, không thể dựng nên cái đình nhưng do có lòng tin ông Trời là đấng tạo hóa muôn loài cho nên người ta lập bàn thờ thông thiên ở trước sân nhà, chỗ trang trọng nhất để thờ đấng tạo hóa.
Theo nền văn hóa tâm linh của người Việt thì ngày càng có nhiều gia đình lập bàn thờ thiên ngoài trời hay còn gọi là cây hương thờ thiên, hay bàn thờ ông thiên để thờ thiên địa.
Việc lập bàn thờ thiên cũng được coi là thờ thần linh, với ý nguyện cầu cho mưa thuận gió hòa, gia đình ấm êm nên việc bốc bát hương cho bàn thờ ông thiên cũng là một việc làm quan trọng. Việc bốc bát hương gia chủ áp dụng theo cách thức bốc bát hương về nhà mới, chỉ có điều khác là bát hương bàn thờ thiên chỉ thờ 1 bát.
Để thỏa lòng tâm niệm biết ơn đấng tạo hóa,cơ sở đá mỹ nghệ chúng tôi cho ra thị trường những sản phẩm bàn thờ thiên địa mang phong cách cổ xưa, hiện đại…giá cả phải chăng, độ bền theo thời gian…
Có nên thờ 4 bát hương và có nên thờ 2 bát hương?
Trên Bàn thờ gia tiên sẽ có số bát hương là 1, 3, 5, 7….. Là những con số lẽ vì theo quan niêm số lẽ sẽ hợp với người Âm. Và thông thường trên bàn thờ gia đình sẽ cơ 3 bát hương, 1 bát hương ở giữa sẽ thờ cúng ” công đồng ” là chư vị thần phật hai bên hai bát hương còn lại sẽ thờ cúng 1 bát là các vị bà cô ông mãnh là những người chết trẻ chưa lập gia đình, vì theo quan niệm những người này tính khí vẫn còn rất trẻ con do đó khi mất sẽ thờ riêng một bàn thờ riêng và sau 1 năm mới rước lên ngồi cùng với tiên tổ nhưng vẫn dùng riêng một bát hương ( giống như đi ăn cỗ thì có một mâm dành cho trẻ con gọi là chiếu dưới, đây cũng là đạo kính trên nhường dưới và phân trật tự cấp bật vai vế trong gia đình một truyền thống ). Bát hương còn lại bên phải sẽ là bát hương thờ cúng tiên tổ cùng các bậc phụ lão trong gia đình. Thế nên việc thờ 2 bát hương và 4 bát hương là việc không nên.
Qua bài viết trên chúng tôi hy vọng sẽ giải đáp và giúp ích được cho bạn đọc về việc nên bốc bát hương vào tháng nào trong năm là tốt nhất hay bốc bát hương vào ngày nào, bốc bát hương về nhà mới, bốc bát hương ngoài khu lăng mộ? bốc bát hương bàn thờ thiên như thế nào? có nên thờ 4 bát hương? có nên thờ 2 bát hương?…. thay bát hương mới vào ngày nào trong năm cho suôn sẻ mang lại tài lộc và phúc phần cho gia chủ.
>>> Xem thêm
Văn khấn cây hương ngoài trời hay nhất hiện nay
Kích thước cây hương ngoài trời
Xem hướng đặt bàn thờ ngoài trời